Intro to Acronym - Part 3

INTRO-TO-ACRONYM-P3.jpg

Xin chào! 

Cám ơn bạn đã quay lại với phần cuối của chuỗi bài về thương hiệu Acronym. Mục đích có chuỗi bài viết này vì trong quá trình viết review sản phẩm Acronym, mình cảm thấy cần có một hệ thống lưu trữ cá nhân cho những điều này từ đó mình sẽ dể dàng giải thích công năng riêng của từng thiết kế, yếu tố của từng chất liệu, etc. Để mình có thể rút gọn bài review về một độ dài hợp lý, cũng như có thể điều hướng các bạn đến một cái danh sách cụ thể để tham khảo thêm khi cần.

Cùng như bài trước, tất cả những thông tin mình liệt kê ra đều do mình tổng hợp và tìm kiếm dưới góc nhìn của người mua nên có thể sẽ thiếu sót một số thông tin chi tiết và chuyên sâu hơn đối với những bạn làm trong ngành may mặc. Nếu có gì sai mong các bạn chỉ ra cho mình, và mình cũng sẽ liên tục chỉnh sửa, bổ sung chuỗi bài này trong tương lai

Ở phần này mình sẽ nói về các sản phẩm túi, tên gọi, chất liệu, cũng như một số công năng tiêu biểu và các ký tự viết tắt từng một thời làm mình đau đầu…

HỆ THỐNG TÊN SẢN PHẨM TÚI CHÍNH (không tính phụ kiện cho túi)

Tên một sản phầm xuất hiện dưới format 3A - XY

 
 

3a.png
 

[ 3A ] - 3rd Arm / Third Arm

“Cánh tay phụ” - dòng túi 3A được Acronym đồng thiết kế với thương hiệu túi BagJack. BagJack là nhãn hàng túi dành cho người đi xe đạp có trụ sở ở Berlin.

 
 

Untitled-1 [Recovered]-02.png
 

[ X ] - Số thứ tự ra đời của thiết kế


Untitled-1 [Recovered]-03.png
 

[ Y ] - Yếu tố cải tiến

Đại đa số sản phẩm túi của Acronym (mà mình có thể ghi chú lại được, từ fw 2012) có 3 loại. Một là loại đầy đủ đồ chơi không có mã ký tự Y (3A-3, 3A-5…). Hai là TS TecSys (3A-3TS, 3A-5TS…). Ba là B, mà hiện thời mình chỉ thấy ở 3A-5 và 3A-3 (3A-5 là có đầy đủ cả 3 phiên bản)


 

Hệ thống tên sản phẩm Phụ Kiện Túi

(Vẫn còn nhiều điều mình chưa rõ ở hệ thống phụ kiện túi của Acronym, đặc biệt là ký tự số). Do đó mình sẽ giải thích từng ký tự theo cách mình hiểu. Đầu tiên là các sản phẩm phụ kiện túi thì cũng bắt đầu bằng [ 3A ] và thường xuất hiện dưới một phần format cố định là 3A - M(….) 

 
Shhh shhhh shhhh shhh shhh…. let daddy Umit takes care of all your mods need….

Shhh shhhh shhhh shhh shhh…. let daddy Umit takes care of all your mods need….

 

[ M ] - Mod

Viết tắt của Module (Mô-dun). Một “thành phần” của “tổng thể”. Ký tự M ám chỉ hệ thống túi rời (mod pouch) có thể tương tác được với tất cả các sản phẩm Acronym có hỗ trợ 3A thông qua TecSys webbing (P10TS, P23TS, J1TS, J59TS…)

3A3TS WITH MODS.jpeg

3A-3TS và 3A-MZ2TS, 3A-MK1, 3A-MK2 theo thứ tự từ trái qua

Phần (…) bao gồm ký tự số và

[ Z ] - Zip. Kiểu phụ kiện có miệng túi rời (detached entry) đóng mở bằng khoá kéo. Thay vì tương tác với TecSys qua Slotted loop C 20mm như các sản phẩm khác. 3A-MZ thường sử dụng ngàm làm từ webbing, có gia cố bên trong thân, với miếng dán velcro, may dính vào thân túi. Thiết kế ngàm cho phép người dùng thao tác gắn/tháo nhanh hơn là slotted loop. Một số thiết kế như 3A-MZ4 kết hợp cả 2

 

[ K ] - Kompession. Kiểu túi sử dụng loại buckle tương tự như spanish buckle với đầu nắm bên trên mép nắp túi bị cắt cụt, phần bên dưới nắp túi thì đi kèm với 1 cái cam lock cho phép tăng chỉnh độ rộng miệng túi. Thiết kế này giúp người dùng mở túi một cách tự nhiên và nhanh chóng. MK (Mod Kompression, không phải mình chửi bậy) thường gây nhiều sự chú ý hơn cả vị nó giống với phần túi ngoài của 3A-1. Cấu tạo của túi cho phép túi luôn giữ được form phẳng gọn khi trống, mặc dù có sức chứa khá lớn. Tương tự như 3A-MZ4, 3A-MK tương tác với TecSys thông qua slotted loop và ngàm dán

 

[ TS ] và [ PTS ]

[ TS ] - TecSys. Kiểu phụ kiện được sản xuất hoàn toàn từ TecSys webbing. Bạn có thể bấm vào ĐÂY để đọc thêm về TecSys ở bài trước.  

[ PTS ] - Peripheral TecSys. Tương tự như TS, được sản xuất hoàn toàn từ TecSys webbing. Nhưng có miệng túi có zip nằm ở mép. (Về cơ bản là một dây webbing gập lại may zip vô mép…)

Cà hai tương tác với TecSys thông qua slotted loop.

Về kí tự số đi kèm, mình hiện chưa có thông tin xác nhận cụ thể nhưng mà nhiều nguồn cũng cho rằng vẫn là số thứ tự ra đời của kiểu phụ kiện đó.


Các chất liệu đã được Acronym sử dụng cho Túi và Phụ Kiện: (Mình vẫn còn tìm hiểu thêm về phần này và sẽ tiếp tục cập nhật thông tin khi mình có) 

Khác với Quần Áo, Acronym không hệ thống sản phẩm túi theo chất liệu sử dụng, mình nghĩ một phần cũng vì sự khác nhau về chất liệu không ảnh hưởng quá nhiều đến form dáng của thiết kế như là Quần Áo (vd điển hình là chiếc quần P30-DS và P30-CH, bạn có thể thấy do DS mềm hơn CH , độ rũ vải khác nhauảnh hướng rất nhiều đến form dáng)

Cordura

Là chất liệu có bề dày lịch sử lâu đời và chất lượng được quân đội Mỹ tín nhiệm. Cordura cũng là chất liệu được Acronym sử dụng cho phiên bản túi 3A-1 đầu tiên được bán ra (trong KIT-001). Cordura có nhiều độ dày khác nhau (theo mình biết Acronym sử dụng là loại 700D Classic) nhưng thường thì được dệt caro từ sợi nhân tạo tổng hợp. Chất liệu Cordura là một chất liệu khá phổ thông (so với các chất liệu khác mà Acronym dùng) bạn có thể thấy chất liệu này được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm ba lô, va li du lịch, túi xách… nhờ vào độ bền của chất liệu. 

 
 

Limonta: (L1 và L2) là một thương hiệu chuyên cung cấp giải pháp cho chất liệu vãi có trụ sở ở Ý. 

L1 - Theo thông tin mình tìm hiểu được thì đây là loại chất liệu thứ 2 được sử dụng cho dòng túi 3A. Là chất liệu dệt bằng cotton có bề mặt vải được phủ một lớp như nhựa giúp gia tăng khả năng kháng nước cho chất liệu. Lớp nhựa này sau một thời gian sử dụng sẽ bị bong tróc làm cho bề mặt sản phẩm khá loang lổ. Tuy nhiên nhiều nguồn thông tin xác nhận rằng dù bị bong tróc nhưng khả năng kháng nước của các sản phẩm 3A sử dụng chất liệu này cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Nguyên do là nhờ lớp cotton bên dưới ngoài mặt còn có một lớp wax mỏng làm nước có thể trượt đi để dàng. 

 
 

L2 - Sản phẩm túi 3A làm từ chất liệu này cũng là những sản phẩm túi được săn đón nhất. Là chất liệu pha giữa Cotton và Polyurethane. Nhẹ, bền, có khả năng kháng nước. Bề mặt có độ bóng nhẹ như da. Độ bóng này cũng khác nhau tuỳ theo người dùng, từ đó đem đến một cái gì đó rất riêng biệt cho người sở hữu của túi. Điều khác biệt rõ rệt nhất giữa L1 và L2 là L2 không có lớp nhựa phủ bên ngoải, do đó L2 cũng bền hơn về mặt thẩm mỹ.  

 

Cận cảnh bề mặt Limonta L2

 

DIMENSION POLYANT X-PAC

Một chất liệu có nguồn gốc từ ngành công nghiệp vải cánh buồm. X-PAC có cấu trúc 3 lớp: lớp vải bề mặt, lớp sợi gia cố X-Ply (cấu trúc kim cương đặc trưng các bạn thường thấy), và lớp phim lót bằng polyester (một số dòng vải X-Pac còn được lót thêm lớp vải woven bên dưới lớp phim lót)

 
 

Chất liệu bề mặt ripstop chống bào mòn, không co giãn, không nhăn. X-Pac được tin tưởng và sử dụng trong rất nhiều sản phẩm ngoài trời nhờ có đặc tính nhẹ (nhẹ nhất trong các chất liệu được Acronym sử dụng cho túi), bền và chống nước 100%. Nếu mình không lầm thì Acronym sử dụng chất liệu VX21 cho các sản phẩm túi. Trong đợt drop giữa tháng 3/2021, Acronym còn sử dụng chất liệu X-Pac với lớp vải bề mặt là cotton (X10) cho thiết kế 3A-1 Multi.

 

Các Công Năng tiêu biểu và một số cụm từ thường thấy:

CableTape.jpg

CABLE TAPE –––

Hệ thống webbing có khoét lỗ may cố định 2 đầu vào áo để quấn dây tai nghe giúp giữ dây cố định không bị rối. Đã ngưng phát triển, thường thấy trong những phiên bản cũ.

 
EscapeZip.jpg

ESCAPE ZIP –––

Hệ thống zip 1 chiều đặc biệt của YKK cho phép người dùng cởi áo nhanh bằng cách giật mạnh zip theo hướng lên.

 
InterOps.jpg

INTEROPS –––

Một trong những công năng chính của Acronym từ buổi đầu sơ khai. InterOps cho phép người dùng mặc/cởi áo ra mà không cần phải cởi túi đeo ra. Phần zip (kháng nước) thường nằm phía sau hông phải bắt đầu từ khoản 1/3 thân trên xuống tới mép áo dưới, kết hợp với nút bấm dính 2 vạt áo sau khi tách ra.

Errolson Hugh và hướng dẫn sử dụng InterOps kèm với túi 3A

 
ForceLock.jpg

FORCE LOCK –––

Mảng khoá dán bên trong có 2 mảng nam châm cho phép người dùng lợi dụng sức hút của nam châm có sẵn trong tai nghe để “gác” tai nghe lên khi không cần dùng tới. (Tuy nhiên nó cũng chỉ là gác tạm, vì sức hút của nam châm Force Lock với tai nghe thật sự là không mạnh lắm, rất dễ rơi ra khi di chuyển)

 
JacketSling.jpg

JACKETSLING –––

Dây đeo áo (có thể tháo rời) cho phép người dùng đeo áo khoác trên vai khi nhiệt độ thay đổi lúc di chuyển giữa các môi trường khác nhau (trong toà nhà-đường-phương tiện công cộng…). Sling có thể gắn được cả trong vào ngoài áo tuỳ vào người dùng muốn sử dụng như thế nào (đeo sling bên trong giúp bề mặt áo ngoài có thể xếp lại như một cái máng tự nhiên và nước trượt đi hết, không làm ướt người mặc). Một số nguồn cho rằng Jacket Sling chéo của Acronym được truyền cảm hứng từ dây đeo súng trong quân đội.

Jacket sling không hẳn là ý tưởng mới, nhiều brand khác cũng đã sử dụng jacket sling như Rick Owens, CP Company… Tuy nhiên chỉ ở trong hệ sinh thái của Acronym, mà Jacket sling tiến lên một tầm cao mới, thành một công năng hữu dụng bật nhất trong số những công năng cơ bản của sản phẩm Acronym. Jacket sling không chỉ giúp kết hợp mượt mà với công năng InterOps, cả vị trí đặt dây góp phần quyết định vị trí túi áo giúp cho người mặc có thể lấy đồ trong túi một cách thuận tiện và tự nhiên nhất.

 
ShockCord.jpg

SPEEDLOCK & SHOCKCORD –––

Hệ thống dây thun may ở vạt áo, có tăng đơ giúp giữ yên độ tăng/giảm của dây. Thường đi kèm với một dây webbing bản nhỏ (ShockCord) để giúp việc kéo giữ thuận tiện hơn. 

(Ảnh: Thả dây / Rút dây)

GravityPocket.jpg

GRAVITY POCKET –––

Hệ thống túi ở cổ tay áo có miệng túi bên ngoài đóng mở bàng zip hoặng bảng thun để che, phần đáy túi giấu bên trong cổ tay áo có nút bấm để mở đáy túi ra và vật sẽ trượt ra ngoài. Cho phép người dùng lấy nhanh vậy đựng trong túi như điện thoại, ví, thẻ, dao bấm bằng cách lợi dụng lực ly tâm khi chuyền động đánh tay xuống (hoặc lực hút Trái Đất nếu vật đủ nặng).

Video bên dưới mình quay chậm để các bạn xem kịp cơ chế hoạt động của túi. (Note: mình sử dụng J1A-GTPL Gen 2.4 có Gravity Pocket bản mới nhất, không còn sử dụng miệng túi zip nữa mà miệng thun co giãn. Thao tác nhanh, gọn hơn đồng thời cũng giúp bạn sử dụng Sleeve Hitch Tab dễ hơn)

 
SleeveHitchTab.jpg

SLEEVES HITCH TAB –––

Mảng khoá dán hay xuất hiện ở phần khuỷu tay của một số thiết kế. Công dụng là để người dùng có thể giữ tay áo cố định vị trí khi họ “xắn” tay áo lên

 
AuxZip.jpg

AUXZIP –––

Hệ thống zip giúp kết nối lớp giữ nhiệt với lớp hardshell bên ngoài. Răng F (female) dùng cho hardshell và răng M (male) dùng cho lớp lót. Ở ống tay còn có nút bấm (liner) và vòng thun (hardshell) góp phần hỗ trợ AuxZip giữ yên liner khi mặc/cởi.

Mezannine.jpeg

MEZANNINE POCKET –––

Loại túi mở, không có khoá hay nắp ở miệng túi. Được dùng để đựng những vật dụng cần lấy ra cất vào nhanh chóng và thường xuyên. Được sử dụng trên cả các sản phẩm Áo Quần và Túi Đeo

 
DeepPocket.jpg

DEEP POCKET –––

Là một thiết kế túi ấn tượng của Acronym mà bạn chỉ có thể cảm nhận dược khi sử dụng. Thường bao gồm 2 phần đáy lớn và đáy nhỏ. 2 đáy cộng với trọng lực sẽ kéo các vật bé như dao bấm, tiền xu, airpod… của mình từ đáy lớn sang đáy nhỏ giúp hạn chế đồ dạc bị rớt ra ngoài khi di chuyển. Bạn củng có thể sử dụng 2 đáy như một công cụ hổ trợ sắp xếp đồ dạc trong túi. Một số thiết kế như P31 hay P23 còn có thêm một túi phụ ẩn bên trong đcó kích thước tương tự túi phone ở đùi bên ngoài.  (Note thêm: Errolson cũng áp dụng thiết kế túi này lên những chiếc quần trong series hợp tác với NikeLab ACG, tuy nhiên đáy nhỏ có phần bé hơn đáy nhỏ của quần Acronym)

 
DetachedEntry.jpg

DETACHED ENTRY POCKET –––

Loại túi 2 mép dùng khoá zip. Khoá zip thường được đặt ở mặt trong của mép hướng ra ngoài. Mục đích để giúp tăng dung tích túi khi cần thiết mà đồng thời thiết kế zip này cũng giúp vật bên trong khó bị rơi ra ngoài trong quá trình vận động dù cho bạn có quên kéo khoá. thiết kế túi phổ biến nhất của Acronym, được áp dụng trên cả phụ kiện và áo quần.

 
Detached2.jpg

DETACHED POCKET –––

Thường có thiết kế cũng tương tự như Detached Entry pocket tuy nhiên Detached pocket có phần đáy không may dính vào thân Áo/Quần, tách rời hoàn toàn với thân Áo/Quần. Kiểu túi này cho phép vật dụng trong túi có thể tự do di chuyển theo chiều lực hút Trái Đất trong quá trình vận động, giảm bớt lực trì của vật lên thân Áo/Quần (Khuyến cáo nhỏ là đa số thời gian sử dụng thiết kế có kiểu túi này, bạn có thể bị đau tim đột ngột khi không cảm giác được điện thoại, bóp, chìa khoá, mask…. để ở đâu.)

TensionZip.jpg

TENSION ZIP –––

Là thiết kế miệng túi mới nhất được Acronym phát triển. Mục đích hổ trợ thao tác đóng-mở-lấy đồ trong túi bằng một tay diễn ra một cách dể dàng và thuận tiện nhất. Cấu trúc zip một bên dài một bên ngắn, khi mở miệng túi từ đó cũng mở rộng theo thay vì phải dùng tay kia keó mép túi ra. Theo quan sát cá nhân và quá trình sử dụng 1 biến thể của túi TensionZip, mình khá thích thiết kế này do khi đóng thân túi có thể giữ được kích thước xẹp hơn so với kiểu Detached Entry. mình vừa nói TensionZip có nhiều biến thể nhưng về nguyên tắt hoạt động thì như nhau. Ví dụ như túi hông của J84 (Teardrop Pocket) và túi quần short Nữ của NikeLab ACG Cargo Shorts (ss18)

 
 

LINE I/O –––

(Line In / Out) Hệ thống quản lý dây cáp trên túi 3A-1 với một lỗ vào ở trong thân túi luồn dây ra một lỗ ra ở ngoài thân túi. Thường dùng cho dây sạc hoặc tai nghe. (Với vị trí “Out” khá gần với túi mezannine nhỏ ở ngoài, mình nghĩ dùng cho dây sạc nối với cục sạc dự phòng bên trong sẽ là hợp lý hơn, vì nếu dùng tai nghe với điện thoại để bên trong túi chính, vừa bất tiện lấy ra lấy vào vừa dể bị rớt dây khi di chuyển)

(Ảnh: trích từ video review của Antwon)

 
ZippGarage.jpg

Zip Garage –––

Mảng chất liệu che trên phần đầu của miệng zip giúp giấu đi một phần của khoá kéo khi đóng, giúp giảm ma sát khó chịu cho người mặc (zip trung tâm), hoặc tăng thêm khả năng kháng nước chống thẩm thấu ở khu vực đó.

QLQR.jpeg

QLQR –––

(Quick Lock / Quick Release) Hệ thống khoá đặc biệt cho phép người dùng nhanh chóng điều chỉnh dây đeo cho phù hợp với cơ thể và như cầu nhất. Đồng phát triển với BagJack.

(Ảnh: QLQR 3-Điểm webbing 50-50 mm)

 

DFMA –––

Design for Martial Arts - Thiết kế được tối ưu hoá biên độ cử động rộng nhất có thể, phù hợp với các hoạt động võ thuật nhưng vẫn giữ form dáng gọn gàng chỉnh chu (LA6-DS là một ví dụ điển hình) 

(Ảnh: Eskindir Tesfay trong LA6B-DS)

 

Fit Block –––

Mẫu rập chủ - được thiết kế hoàn chỉnh cho cơ thể của đối tượng chính. Từ mẫu rập chủ đó sẽ phát triển ra các rập khác nhau cho từng thiết kế khác nhau. Do đó bạn có thể thấy nhiều thiết kế mặc dù khác nhau J33, J27, J36… nhưng đều dược phát triển từ một mẩu rập chủ chung.)

HARDSHELL –––

Sản phẩm sử dụng chất liệu tổng hợp tập trung chính vào yếu tố bảo vệ (kháng nước, bảo vệ da khỏi va chạm, cản gió…)

SOFTSHELL –––

Sản phẩm sử dụng chất liệu tổng hợp tập trung chính vào các yếu tố giúp cơ thể thoải mái ( mềm mại, co giản, êm ái, giữ nhiệt…)

LIGHTSHELL –––

Sản phẩm sử dụng chất liệu tổng hợp mà công năng bảo vệ khó thấy được bằng mắt thường (ám chỉ những loại chất liệu như E, S hay DS)

NTS –––

Next to Skin thường dùng để chỉ lớp base layer mặc tiếp xúc trực tiếp với cơ thể

WP –––

Weather Proof - Chỉ lớp hardshell bên ngoài bằng GoreTex Pro

WR –––

Weather Resistance - Chỉ lớp hardshell làm bằng các chất liệu khác WS, S… hoặc các lớp insulator

BDU –––

Battle Dress Uniform Thiết kế có sự vay mượn từ đồng phục ra trận của quân đội

 

(*) Mình sẽ tiếp tục cập nhật danh sách này.

(**) Mọi thứ được mình viết dưới góc nhìn và sự tìm hiểu của một thằng consumer/outsider không biết gì về ngành công nghiệp may mặc cũng như chất liệu. Nếu có gì sai sót mong các bạn góp ý cho mình qua instagram @drkvns

NEXT POST:///////////////////////////////

nextpost copy.jpg
 

Cám ơn Hoàng Lâm, Thiện Nguyễn, Lê Quốc Anh, Ray Lê, và Pukak đã hỗ trợ thêm thông tin.